Tìm kiếm tin tức
Tin tức sự kiện Tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu, quyền lợi cũng tăng theo
Ngày cập nhật 13/01/2022

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm của Nhà nước, người tham gia tùy theo các nhóm đối tượng được hỗ trợ mức đóng nhằm giúp họ có cơ hội tiếp cận với chính sách tốt hơn. Việc hiểu rõ những lợi ích ưu việc của chính sách BHXH tự nguyện sẽ giúp người tham gia có niềm tin và gắn bó lâu dài với loại hình BHXH này. Từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu được điều chỉnh tăng.

Lợi ích của viêc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà tất cả công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tham gia BHXH tự nguyện người lao động được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất.

Lợi ích đầu tiên khi người dân tham gia BHXH tự nguyện có lương hưu, lương hưu lại được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng. Như vậy họ có thể làm chủ cuộc sống khi về già, không phải dựa vào con cái sau này, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều này rất quan trọng đối với những người lao động tự do, những người không có công việc ổn định. Vì trước đây chỉ có cán bộ nhà nước, người có hợp đồng lao động mới có lương hưu.

Lợi ích thứ hai là khi hưởng lương hưu, người lao động được cấp thẻ BHYT miễn phí đến hết đời. Nếu không may ốm đau đã có quỹ khám chữa bệnh BHYT chi trả đến 95% chi phí KCB.

Lợi ích thứ ba rất nhân văn đó là từ ngày 01/01/2018, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện, cụ thể mức hỗ trợ sẽ bằng 30% đối với người thuộc diện nghèo; 25% đối với người thuộc diện cận nghèo; 10% đối với các đối tượng còn lại giúp mọi đối tượng có cơ hội tham gia BHXH tốt hơn.

Ngoài ra, mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế của cả hộ nghèo, cận nghèo. Người tham gia có thể lựa chọn mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Phương thức đóng linh động hơn khi có thể lựa chọn hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm), một lần cho những năm còn thiếu (tối đa 10 năm).

Đồng thời, cơ chế tham gia BHXH cũng rất linh hoạt; khi ngừng tham gia BHXH tự nguyện mà người lao động đó có điều kiện đi làm thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì toàn bộ thời gian tham gia BHXH tự nguyện sẽ được cộng dồn với thời gian tham gia BHXH bắt buộc để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Ngược lại, nếu người lao động phải ngừng tham gia BHXH bắt buộc thì có thể bảo lưu thời gian BHXH bắt buộc đã đóng và cộng dồn với thời gian đóng BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Ngoài ra, người lao động có thể nhận BHXH 01 lần nếu không tham gia mà không hề mất số tiền đã đóng trước đó.

Với những ưu việt của chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước nêu trên, người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích thiết thực. Việc hiểu rõ những lợi ích của BHXH tự nguyện sẽ giúp người tham gia có niềm tin và gắn bó với loại hình BHXH này.

Hiện nay BHXH tỉnh đã thực hiện công tác truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đồng thời luôn chú trọng đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền hướng tới tất cả các nhóm công chúng trong xã hội. Nội dung truyền thông đã tập trung phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; nêu bật lợi ích của BHXH, BHYT đối với mỗi người dân và toàn xã hội. Nhờ làm tốt công tác truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện, những năm gần đây, công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả rất tích cực. Số người tham gia BHXH tự nguyện năm trước đều cao hơn rất nhiều so với năm sau, thâm chí tăng hơn gấp đôi. Ước đến hết năm 2021, toàn tỉnh có hơn 22.000 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm hơn 4% lực lượng lao động (vượt hơn 3% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 28/NQ-CP của Ban Chấp hành Trung ương Đảng)

Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 khu vực nông thôn sẽ là 1.500.000đ, thay vì 700.000 đồng như hiện nay; trong khi mức đóng BHXH tự nguyện căn cứ trên mức chuẩn hộ nghèo.

heo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, tiêu chí thu nhập khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên từ ngày 01/01/2022 mới thực hiện tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu mới này. Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất kể từ ngày 01/01/2022 là 330.000 đồng/tháng (22% x 1.500.000đ). Tăng mức đóng đồng nghĩa với việc mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên.

Chắc chắn sẽ có khó khăn đặc biệt là đối với những người đang tham gia BHXH tự nguyện đóng theo mức tối thiểu. Trước đó họ đang đóng với mức 154.000đ/tháng, nay phải đóng lên 330.000đ/tháng (chưa kể hỗ trợ của nhà nước), tức là tăng hơn gấp đôi. Ngoài việc đẩy mạnh truyền thông, BHXH tỉnh cũng đã phối hợp với nhân viên Đại lý thu tư vấn, giải thích để người dân hiểu và tiếp tục đóng theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên nếu người dân hiểu rõ về chính sách BHXH tự nguyện thì chắc chắn họ sẽ hiểu BHXH thực hiện theo nguyên tắc đóng-hưởng, mức đóng cao thì mức hưởng cao.

một trong những điểm lợi khi tham gia BHXH tự nguyện là mức đóng cao thì quyền lợi cũng cao

hứ nhất là mức hỗ trợ của Nhà nước: Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất kể từ ngày 01/01/2022 là 330.000 đồng/tháng (22% x 1.500.000đ), mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên, cụ thể từng nhóm đối tượng như sau:

- Đối với người tham gia thuộc hộ nghèo: Số tiền hỗ trợ sẽ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/1 tháng.

- Đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo: Số tiền hỗ trợ sẽ tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/1 tháng.

- Đối với người tham gia thuộc đối tượng khác: Số tiền hỗ trợ sẽ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/1 tháng.

Thứ hai là về mức hưởng: ví dụ về trường hợp người lao động nữ bình thường (không phải hộ nghèo, cận nghèo), sau 20 năm đóng BHXH tự nguyện và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, kỳ vọng hưởng lương hưu 20 năm sau khi nghỉ hưu:

Đơn vị tính: đồng

Mức lương làm căn cứ đóng

Mức đóng hàng tháng

Nhà nước hỗ trợ

Tổng Lương hưu hưởng trong 20 năm (bao gồm BHYT và tiền tuất)

700.000

138.600

15.400

398.096.359

1.500.000

297.000

33.000

738.777.913

Khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau thì người tham gia không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng./.

Tuyến Trần
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.294.597
Truy cập hiện tại 2.281