Một là, tham gia ý kiến góp ý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành về xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước theo đề nghị của các Bộ, ngành Trung ương.
Hai là, rà soát lập Danh mục các văn bản có liên quan đến Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực gửi đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế (Ủy ban nhân dân cấp huyện) để tham khảo, áp dụng; biên soạn các tình huống giải đáp pháp luật, câu chuyện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,… để đăng tải lên Trang thông tin điện tử của Sở.
Ba là, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đến đội ngũ cán bộ, công chức là người có thẩm quyền xử phạt và thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bốn là, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Thông tư số 14/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP và tổ chức triển khai thực hiện.
Năm là, phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức..
Sáu là, tiếp nhận và thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về những vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn.
Bảy là, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính và Thông tư số 13/2016/TT-BTP ngày 30/12/2016 của Bộ Tư pháp quy định về quy trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Tám là, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-BTP ngày 16/01/2023 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Để thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo hoàn thành các nội dung thực hiện công tác quản lý về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên, Sở Tư pháp yêu cầu Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công tại kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với Phòng Bổ trợ tư pháp trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, giao Phòng Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Lãnh đạo Sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện theo quy định./.