Tìm kiếm tin tức
Triển khai nghiệp vụ tuyên truyền, truyền thông trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 20/03/2024

(CTTĐT) - Chiều ngày 19/03, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nghiệp vụ tuyên truyền, truyền thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; người phát ngôn, cán bộ phụ trách truyền thông và cán bộ chuyên trách chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số. Hàng loạt các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh năm 2023 đều nằm trong nhóm đầu của cả nước, từ kết quả ấn tượng này cho thấy tỉnh đã và đang thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số toàn diện trên các ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng và vận hành tốt mô hình Đô thị thông minh hoạt động trên nền tảng số Hue-S.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình thông tin hiện đại, công tác truyền thông trên môi trường số của tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang được quan tâm triển khai, đặc biệt là truyền thông trên nền tảng ứng dụng Hue-S thời gian qua đã đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân; đồng thời, thúc đẩy quảng bá và phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa…của địa phương. Hue-S đã và đang cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết 12-NQ/TU của tỉnh Thừa Thiên Huế “Xây dựng Hue-S thành nền tảng phổ biến trong kết nối hệ sinh thái xã hội số tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, các hoạt động truyền thông, quảng bá về tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được triển khai thường xuyên; sản phẩm quảng bá thiếu tính hấp dẫn, sáng tạo, theo lối mòn, chưa có những sản phẩm quảng bá đặc sắc. Chính vì vậy, hiệu ứng truyền thông mới chỉ ở mức độ nhất định, chưa đạt hiệu quả cao; công tác truyền thông chính sách chưa được quan tâm đúng mức, khả năng tiếp cận thông tin của người dân chưa cao, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước đang tiếp cận các thông tin cần biết ở mức độ rất thấp; việc sử dụng các kênh truyền thông số đang chạy theo phong trào chưa có quan tâm đến đánh giá chất lượng.

Theo đó, vấn đề đặt ra trong thời điểm này chính là phải đưa ra một phương thức mới để thông tin đến được với người dân một cách dễ hiểu, nhanh chóng, chính thống; thông tin được cung cấp trên các nền tảng đa phương tiện nhưng được kiểm soát, đo đếm dựa trên ứng dụng công nghệ số.

Hội nghị triển khai nghiệp vụ tuyên truyền, truyền thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hôm nay, giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác truyền thông chính sách, truyền thông quảng bá tiếp cận phương thức truyền thông số một cách cơ bản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn trong thời gian tới, người đứng đầu các cơ quan, địa phương tiếp tục quan tâm, thường xuyên phối hợp, tích cực hơn nữa mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với báo chí trên Hệ thống mạng lưới phát ngôn của tỉnh, ứng dụng truyền thông số trên nền tảng Hue-S. Qua đó, tăng tính tương tác giữa cơ quan nhà nước và cơ quan báo chí tạo đồng thuận xã hội.

 

 

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn trao đổi tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn triển khai nghiệp vụ về nhận diện các loại hình báo chí, tạp chí. Quy định về tiếp cận thông tin của cơ quan báo chí và các hình thức xử lý cho cơ quan nhà nước. Cơ chế vận hành mạng lưới phát ngôn. Nền tảng và quy trình chuyển thông tin, truyền thông của cơ quan nhà nước đến các cơ quan báo chí.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn đánh giá, thời gian qua các cơ quan báo chí địa phương, các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, phản ánh nhanh nhạy, đầy đủ kịp thời tình hình, sự kiện thời sự chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, QPAN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế... Công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh được nhiều cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và quần chúng nhân dân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Mặc dù còn những hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng kết quả triển khai đã góp phần quan trọng bước đầu tạo môi trường thông tin báo chí cởi mở, lành mạnh, minh bạch, công khai; kịp thời thông tin tạo đồng thuận, thống nhất xã hội và giải tỏa những trăn trở, vướng mắc, bức xúc trong xã hội; tham gia giải quyết hiệu quả những khiếu kiện, khiếu nại ở cơ sở; trở thành một kênh thông tin tốt phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị các cấp; đặc biệt đã góp phần quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh của Thừa Thiên Huế đối với trong nước và quốc tế.

Dù vậy, hiện nay, vẫn còn hiện tượng một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn thiếu quan tâm tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt việc thực hiện cung cấp thông tin và phát ngôn báo chí. Nhiều trường hợp chưa thực hiện linh hoạt, hiệu quả các hình thức cung cấp, phát ngôn báo chí; việc thực hiện công tác phân cấp phát ngôn, thông tin báo chí thuộc phạm vi, lĩnh vực, ngành, địa bàn mình quản lý chưa nghiêm túc; …

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng được tập huấn nghiệp vụ vận hành nền tảng truyền thông số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Triển khai tập huấn vận hành nền tảng báo cáo số giám sát kết quả lan tỏa truyền thông từ sở, ngành, địa phương

Các đại biểu tham dự tại hội nghị

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 983.301
Truy cập hiện tại 693