Tìm kiếm tin tức
Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động năm 2022
Ngày cập nhật 13/06/2022

Chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) là hai chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc do Nhà nước tổ chức mà người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia, nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không phân biệt được hai chế độ này khác nhau thế nào? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:

Giữa hai chế độ BHXH bắt buộc này có những điểm khác nhau như sau:

TIÊU CHÍ

CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

1. Điều kiện hưởng

Theo Điều 25 Luật BHXH 2014:

- Bị ốm đau, tai nạn (không phải TNLĐ) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

- Có con dưới 07 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

Theo Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ;

+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

2. Thời gian nghỉ chế độ

Theo Điều 26 Luật BHXH 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa trong một năm:

- Trong điều kiện bình thường

+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

+ 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ 60 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

- Đối với công việc nặng nhọc, độc hại

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 30 năm;

+ 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Lưu ý: Riêng nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (theo Thông tư 46/2016/TT-BYT) thì được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

- Khi con ốm đau: mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Pháp luật hiện hành không có quy định thời gian tối đa được nghỉ TNLĐ.

Tuy nhiên theo điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định: NLĐ nghỉ quá 12 tháng (đối với HĐLĐ không xác định thời hạn) hoặc quá 06 tháng (đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 – 36 tháng) thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

3. Mức hưởng trong thời gian nghỉ chế độ

Theo Điều 28 Luật BHXH 2014:

Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Hết 180 ngày mà vẫn ốm thì được hưởng tiếp với mức thấp hơn nhưng tối đa bằng thời gian tham gia BHXH (điểm b khoản 2 Điều 26 Luật BHXH 2014).

- Được NSDLĐ trả đủ tiền lương (khoản 3 Điều 38 Luật ATVSLĐ 2015).

- Hưởng trợ cấp 01 lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30% (khoản 1 Điều 46 Luật BHXH 2014).

- Hưởng trợ cấp hằng tháng khi bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên (khoản 1 Điều 47 Luật BHXH 2014).

- Hưởng trợ cấp phục vụ khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần (Điều 50 Luật BHXH 2014).

4. Trợ cấp khác

Không

- Trợ cấp mai táng;

- Trợ cấp tuất hằng tháng/một lần;

- Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình khi NLĐ bị tổn thương các chức năng trong cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt (Điều 49 Luật BHXH 2014).

5. Hồ sơ hưởng chế độ

Theo Điều 100 Luật BHXH 2014:

(i) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.;

(ii) Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Theo Điều 57 Luật BHXH 2014 quy định hồ sơ gồm:

(i) Sổ BHXH;

(ii)  Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;

(iii) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

(iv) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

Không

Theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ nhằm khắc phục TNLĐ

Bảng phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

Trên đây là quy định về Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động năm 2022

Căn cứ pháp lý:

 

thuvienphapluat.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 985.104
Truy cập hiện tại 98