Tìm kiếm tin tức
Đôi nét về Thành cổ Hóa Châu
Ngày cập nhật 03/09/2020

ĐỊA DANH VÀ THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN

 THÀNH CỔ HÓA CHẤU

 

I/. Vài nét về tài liệu cổ liên quan đến Hóa Châu:

Khi nói đến Hóa Châu, ai cũng nhớ đến Huyền Trân Công Chúa, cả một vùng đất Hai Châu ô rí. Những năm tháng hào hùng của đất Việt, lịch sữ đã ghi nhớ đến Trần Huyền Trân.

Hơn 700 năm qua, Hóa Châu đến giờ vẫn năm trang Ô châu cận lục.

Tài liệu có sớm nhất nói đến Hóa Châu là triết 1553 của 02 nho sĩ cùng quê với Dương Văn An đã ngẫu hứng chia nhau viết về hai Phủ Tân Bình và Thiệu Phong. Đến năm 1553 một lần về quê cự tang Dương Văn An đã bắt gặp 02 bản thảo này của 02 học giả cùng quê. Ông đã nghiên cứu thêm bớt, bổ sung và đặt tên là Ô châu cận lục hoàn thành năm 1555 bằng bảng chép tay chưa được khắc in.

Hơn 200 năm sau, Lê Quý Đôn khi viết phủ biên tạp lục cũng lấy làm tham khảo. Lịch triều hiến chương loại chí, Đại nam nhất thống chí của triều Nguyễn cũng lấy làm tài liệu quan trọng để tham khảo. Từ đó cho đến bây giờ, Hóa Châu vẫn là nơi các nhà nghiên cứu zvawn hóa lịch sử, khảo cổ học trong và ngoài nước đều rất mong muốn làm rõ niên đại, chức năng, vị trí, nhiệm vụ, chủ nhân của Hóa Thành qua từng giai đoạn lịc sử Việt Nam và trước đó.

Để làm phong phú thêm bổ sung cho việc nghiên cứu những địa danh liên quan đến thành cổ và thực trang của một ngôi thành mà các nhà nghiên cứu lịch sử , khảo cổ học trong và ngoài nước đang rất quan tâm tới.

Nói đến Hóa Thành thì tài liệu đầu tiên và lâu nhất vào năm 1555 khi nhuận sắc tập thành cuốn “Ô châu cận lục” của Dương Văn An. Đã mô tả “thành ở địa phận huyện Đan Điền, phía Tây có con sông Đan Điền chảy qua. Sông ấy lại có một nhánh nhỏ chảy vào trong  thành. Bên phải sông là nơi đặt nha môn học đo thừa phủ của phủ Triệu Phong. Sông Kim Trà chảy ở phía nam Kinh Thành. Phá phía Bắc, đầm phía Nam ước muôn ngàn khoảng bào bọc 4 mặt là sông nước chảy quanh. Thành cao trăm trỉ, sừng sửng như đám mây dài. Thế đất tụ tập, thợ trời tạo ra nơi hiểm yếu vậy”.

Để xác định chính xác vị trí một ngôi thành cổ ở trên đất Quảng Điền chúng ta hãy làm rõ những địa danh sông núi như Dương Văn An miêu tả. “Thành ở huyện Đan Điền, phía Tây có con sống Đan điền chảy qua. Và có một nhánh nhỏi chảy vào trong thành”.

Huyện Đan Điền, sách Đại Việt địa dư toàn biên. Thì Quảng Điền có tên là huyện Trà Kệ, đời trần Diệu Tông. Đến đời Lê gọi là huyện Đan Điền, thời Quốc Sơ vào năm 1558 chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành huyện Quảng Điền.

Sông Đan Điền: Sách “Ô châu cận lục” quyển 01 môn sông núi viết “Là sống lớn của huyện Đan Điền có nguồn rất xa và dòng rất dài. Đền Minh Uy là ngôi cổ miếu khóa chặt ở đảu nguồn, tọa thành Thuận Hóa giữ vững ở cửa sông”.

Sông Đan Điền, nay là Sông Bồ được bắt nguồn đúng là rất xa và dòng rất dài từ hai nhánh sống rào trăng, rào lô. Huyện Phong Điền và một nhánh sông từ A Roằng, huyện A Lưới. Ba nhánh hợp lưu tại ngã ba sông xã Phong Sơn, huyện Phong Điền và xuôi dòng về Hương Trà đến Quảng Điền ngang qua phía Tây của Thành Hóa Châu, hợp lưu với sông Kim Trà tại ngã Ba Sình.

Sông Kim Trà “môn núi sông của “Ô châu cận lục“ nói. Tại ngã ba huyện Kim Trà, sản vật gồm gỗ kiềng kiềng, cây gió, dây mây, mít nài, chiếu mây, trà lưởi sẽ, trái sa lật”.

Kim Trà bắt nguồn từ 02 nhánh sông: Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lưu ở ngã ba sông Bằng Lãng, xã Thủy Bằng và xuôi dòng qua giữa thành phố Huế hợp lưu với sống Đan Điền tại ngã ba sình. Ngoài 02 con sông Kim Trà và Đan Điền “Ô châu cận lục môn núi sông” viết: Sông Linh Giang do hai nhánh sống Đan Điền và Kim Trà hợp lưu, sông rộng vô ngần, quanh co hữu tình. Phía Tây Nam có đền thờ tứ vị Thánh Nương, có trạm Địa Linh, phía Đông Bắc có chùa sùng hóa, có bia hoàng phước còn như nhan thự hiến ty, phủ hiện, về sở đều nói liền nhau hai bờ tả hữu”.

Như vậy Linh Giang có thể bắt đầu từ ngã Ba Sình do 02 con sông: sông Bồ và sông Hương hợp lưu tại ngã ba sình và xuôi dòng theo hương Đông Nam trướcThành Hóa Châu ra cửa eo ( cửa Thuận An hiện nay).

Ở đây tác giả cho biết, phía Tây Nam có trạm Địa Linh (tức là làng Địa Linh hiện nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà).

Bia Hoằng Phước phía Đông Bắc “Hoằng Phước là một làng cổ nằm trong 67 làng của huyện Tư Vinh, phủ Triệu Phong. Nay là làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Thanhn Phước là một làng nằm ngoài thành Hóa Châu về phía Đông Nam dọc theo ngã ba sống Bồ và sông Hương hợp lưu tại đây., có một nhánh sông Đào dọc từ ngã ba sình ngang qua làng Thanh phước vào An Thành vào sông Tiền Thành là đến của Thành dài khoảng 800m.

“Sông ấy lại có một nhánh nhỏ chảy vào trong thành, bên phải là nơi đặt nha môn học đo thừa phủ của phủ triệu phong. Phá phía Bắc, đầm phía Nam”.

Một nhánh nhỏ nối với sống Đan Điền tức là sông Bồ, đây là một nhánh sông từ cầu Thanh Hà chảy qua làng An Thành và vào thành Hóa Châu. Chiều dài khoảng 700m xuôi theo dòng Kim Đôi và đổ về Quán Cửa, Phá Tam Giang.

II. Địa danh và thực trạng liên quan đến Thành Hó Châu

Trên cơ sở tên gọi của làng, xã, huyện và những thửa ruộng, mãnh đất, đòng sông, keeng rạch, cồn đất và tiếng nói của từng lang xã huyện Quảng Điền. Tôi xin được làm rõ một số địa danh liên quan đến thành cổ.

Trước hết là chữ thành. Thành có nghĩa là thành công, thành đạt những ở đây muốn nói đến thành quách, thật không ngờ các vị tiền bối khai canh khải cẩn đã để lại cho chúng ta các tên gọi có thể nói liên quan đến một ngôi thành.

Sông Tiền Thành, làng Tiền Thành trên trên thực địa cho thấy đều nằm phía trước tòa thành ngoại theo hướng Đông Nam, sông Tiền Thành chảy xác chân thành từ đầu làng Thanh Phước đến đầu làng Tiền Thành cho nên các bật tiền bối mới đặt cho làng mình là Tiền Thành. Làng Tiền Thành cũng là một trong 59 làng của huyện Đan Điền thời đó, nay thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà.

Làng Tây Thành là một làng cổ trong 59 làng của huyện Đan Điền, địa điểm làng ở sát lũy Thành phía Tây của Hóa Châu. Rãi dài từ hướng Tây nam đến gọc thành phía Tây Bắc. Vị trí đó thể hiện làng nằm ở hướng tây của Thành cổ cho nên có tên gọi là làng Tây Thành.

Làng Tây Thành có 03 họ lớn: Lê, Trần, Huỳnh. Họ Lê là họ lớn nhất trong làng. Đây là học khai canh làng Tây Thành đến nay đã được 22 đời tương đương trên dưới khoảng 500 năm. Có thể làng Tây Thành hình thành vào thế kỷ thứ 15.

“Ô châu cận lục” quyển 3 môn phong tục có nói: Làng la Vân có nếp vằn vật, làng khúc ốc có thói xướng ca. Lụa Niêm Phò còn thô, vải thư Chí đã mịn. Lúa má đầy đồng Đông Dã, “Giá trai tụ ở Tây Thành. Bát vọng đóng đăng bắt cá, thủ lễ đánh cá bằng lưới giăng, Phò Nam giặc lụa nhiều hồ, Lương Cổ xéo dây to như trướng, trai Lại Bằng nhiều kẻ ăn no, giá Đan Lương (tức Phú Lương) khéo lo chóng đói”.

Như vậy thì tác giả đã nêu rõ thế mạnh tập tục của từng làng thời điểm đó.

Làng An Thành: Là một làng nằm ở vị trí phía Nam của Thành và bao bọc ở một góc phía ngoài của Thành ngoại. Không biết lý do gì trước năm 1553 không có tên trong môn bản đồ “Ô châu cận lục” và sau nầy mới bổ sung vào môn bản đồ, của Ô Châu Cận Lục. Nhưng căn cứ vào địa bạ triều Nguyễn, phủ Thừa Thiên, huyện Quảng Điền thì xã An Thành nằm trong tổng An Thành của huyện Đan Điền.

Làng Thành Trung: Là một làng không có trong Ô Châu Cận Lục, về sự hiunhf thành của làng Thành Trung tại sao lại được ở ngay  giửa thành nội ?. Nơi mà có chổ đất cao nhất, thoáng đảng, phong thủy đề huề, có tiền có hậu, phía trước mặt lkangf là sông, phía sau lưng làng là dãy thành dọc. Tất cả các nhà trong làng đều quay về hướng đông, nam. Một hướng nhà tốt nhất của nhân dân ở miền trung.

Tên làng Thành Trung thật ra nó là thành trong, nhân dân địa phương gọi “Trung” là “ Trong”. Dfo tiếng nói và từ ngữ của địa phương nên chữ Thành Trong gọi nên chữ Thành Trung có nghĩa là làng ở trong thành. Căn cứ vào 7 gia phã của các Họ lớn ở trong làng là: Họ Đào, Trần Văn, Trần Hữu, Nguyễn Quang, Nguyễn Đình, Nguyễn Đông, Nguyễn Văn, thì Họ Đào, Trần Văn, Nguyễn Quang đến nay đã được 18 đời tương đương khoảng trên dưới 400 năm.

Sách “ Phủ biên tạp lục” cua Lê Quý Đôn viết “ Năm 1471 khi dẫn binh đi bình Chăm mở nước, vua Lê Thánh Tông sai phát thóc Thuận Hóa làm gạo, phục vụ cho cuộc Nam chinh.

Như vậy thì vào thới điểm năm 1471 Thành Hóa Châu có thể là kho lương thực và làng Thành Trung không thể hình thành làng ở trong thời điểm nầy được.

Trên cơ sở đó Thành Trung có thể hình thành Làng khi Thành Hóa Châu khong còn chức năng là thành và kho chứa lương thực của thời bấy giờ.

Căn cứ vào những các mốc thời điểm trên thì làng Thành Trung hình thành làng vào thế kỷ thứ XVI.

Ngoài các tên làng thì nhân dân dân còn gọi: Thiền Ngang, Thiền Dọc, Thiềng Cụt, Tiền Thành. Đấy là những từ ngữ tiến nói của địa phương: “ Thiền có nghĩa là Thành”

Thiền Ngang, Thiền Cuitj thực tế nó là vòng Thành nội, hiện nay nhân dân đã sử dụng lũy thành nầy để làm nghĩa địa, nhưng bằng mắt thường chúng ta cũng có thể thấy được 2 lũy thành nầy.

Thành Ngang là lũy thành phia Tây, Nam dài 160 mét, Thnhf Cụt là lũy thành phgias Đông Nam dài 300 mét, kéo dài vuông góc với thành ngang đến chùa Thành Trung thì bị cụt, nên nhân dân gọi là Thiền Cụt, như vây có thể khẳng định vòng thành nội sẻ kéo dài và dài đến ngang đâu thì chưa có một nhà khoa học, lịch sử, khảo cổ học nào xác định được.

Thiết kế vòng thành nội có đủ 4 lũy hay không?, kiến trúc và chất liệu xây dựng, chiều cao của vòng thành đến nay vẫn là điều bí ẩn.

Thành Dọc mà nhân dân ở đây gọi là Thiền Dọc, Thiền Dọc là vòng thành ngoại hơn 5 thế kỷ đã trôi qua nay nó đã trở thành vòng nghĩa địa bao bọc của 2 làng Thành Trung và Thủy Điền. Tuy vậy thực tế hiện nay vòng thành ngoại vẫn có đủ 4 lũy thành nối nhau, thành ngoại thực địa thì còn nguyên vòng thành, nhưng kiến trúc nó như thế nào? Thì cũng như vòng thành nội.

Ngoài những địa danh trên , qua nghiên cứu thực tế trong địa phương tên gọi của từng mãnh đất, thửa ruộng nội thành và ngoại thành thì còn có những tên gọi như sau:

“Khổn” : Nay là một dảy đất cao sát thanmhf ngoại, chạy dài từ phía tây cầu Tây Thành đến cửa nước phí tây bắc thành ngoại, theo nghĩ Hán Nôm thì từ “Khổn” là lối đi ngoài thành vào cửa cổng thành.

“Ngục”: Nay là một khoảnh đát cao nằm ở hướng tây nam thành ngoại cách thành khoảng 200 mét từ khu vực văn phòng HTX Phú Thanh đến hết xóm 1 làng Tây Thành, “Ngục” là ngục tù có nghĩa là nơi giam cầm phạm nhân.

“Ruộng Cung”: Nay là một mãnh ruộng có diện tích 4 ha nằm cách lũy thành phía tây bắc khoảng 100 mét. Cung có nghĩa có thể là cung tầng mỹ nữ có thể là cung điện.

“Ruộng Quan”: Nay là mãnh ruộng có diện tích 20 ha nằm sát lũy thành hướng tây đến sông Thành Trung chạy dọc theo lũy thành đông nam đến làng Thủy Điền, nằm gọn trong thành ngoại, tại bức ruông Quan nầy có một ngôi mộ nằm sát sông Thành Trung tên là mã ngựa rạng (mã là mộ) . Xưa nay dân gian truyền miệng ngày xưa có một vị quan được vua cử đến giữ cánh đồng ruộng quan vcif do nhân dân đói rét nên ông đã để cho dân trộm hết lúa thu hoạch được của ruộng quan, nên Vua lệnh chém đầu cả ông Quan và con ngựa chôn tại đó, dân làng nhớ ơn ông đã cùng nhau đắp nên một ngôi mộ cao và lớn từ đó gọi là mã ngựa rạng.

“Vùng Cỏ ngựa, Cồn Dê”: Diện tích Cỏ ngựa là 6.000 mét vuông nằm cách lũy thành phía tây nam khỏang 600 mét, vùng đất nầy có thể là nơi vùng cỏ để ngựa ăn.

 “Vùng Cồn Dê có diên tích 1,2 ha nàm phía trong thành ngoại sát lũy thành phía tây bắc. Có thể này xưa vùng này dùng để nuôi dê phục vụ cho triều đình.

 “Ruộng Chữ Phạn”. Có diện tích 4000m2 nằm sát ngoài thành dọc chạy dài từ cửa thành phía tây bắc đến cửa thành đông bắc. Chiều ngang rộng nhất 35m và hẹp nhất 3m. sau năm 1975 thì thửa ruộng nay dược mở theo đường thẳng dọc thành .

“Chữ Phạn” là một lọai văn từ cổ của ngày xưa,do dãy ruộng có địa hình ngoàn nghoèo nên nhân dân địa phương đặt tên là Ruộng Chữ Phạn. đây cũng là một lọai văn tự mà có thể liên quan đến Hóa Châu thời đó.

“Cửa Trại” là một mảnh đất có diện tích khoảng 6000m, nàm ở vị trí đối diện với Cửa Thành Ngoại cách cửa thành khoảng 80m. là một vùng đất rất cao so với vùng đất trong ngoại thành, Cửa Trại có thể là nơi quân lính đóng trại ở đó để bảo vệ cửa thành nên các bậc tiền bối mới đặt tên vùng đất này là Cửa Trại (Cửa là cửa thành. Trại là trại quân).

“Ruộng Thủy Đột” có diện tích 3ha nằm ngay ở đầu cửa thành ngoại phía đông bắc, qua khảo sát các thông tin từ các lão làng thôn Kim Đôi (còn gọi là Sa Đôi) một trong 59 làng cổ của huyện Đan Điền và họ dă cho biêt tên thửa ruộng này trước kia gọi là Thủy Đội, qua nhiều thế hệ và tiếng nói của địa phương nên gọi thành Thủy Đột. Xét thấy trên thực địa thì địa điểm mảnh ruộng nằm ngay ở cửa thành ngoại, có thể là đội quân thủy neo đậu thuyền ở đó. Ô Châu Cận Lục Dương Văn An dã viết “ Phá phía bắc, Đầm phía nam, ước muôn ngàn khoảnh,bao bọc bốn mặc đều là sông nước chảy quanh.” Hóa Châu hồi đó chủ yếu đi bằng đường thủy nên có thể đây là đội thủy quân sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ thành.

“Phường Quán Cửa” là một cồn đất rất cao so cới mặt nước phá, nằm ở cửa sông Kim Đôi, nằm ở sát phá Tam Giang cách lũy thành phía đông 3,5km, là nơi có thẻ nhìn thấy cả một vùng phá Tam Giang, từ Quảng Ngạn đến cửa Thuận An cách Thuận An khoảng 4,5km.Quán tức là quán canh, Cửa tức là cửa sông. Nếu đi bằng đường biển vào cửa Thuận An đến Hóa Châu thì là con đường gần nhất.Như vậy Quán Cửa có thể là Quán Canh Cửa và quản lí một vùng phá Tam Giang từ cửa Thuận An vào thành Hóa Châu. Có thể ngày xưa ở đây là một đội quân canh cửa thành từ xa.

Trong vùng đất nội thành còn có những thửa ruộng mang tên: Kho Thượng ,Kho Trung, Kho Hạ, Kho Chéo. Kho Thượng có diện tích 7500m2, Kho Trung có diện tích 4500m2, Kho Hạ có diện tích 4000m2, Kho Chéo có diện tích 2000m2, tất cả 4 kho nối liền nhau từ góc thành nội phía tây đến giáp phe đông làng Thành Trung.

Căn cứ vào sách “Phủ Biên Tạp Lục” Lê Quý Đôn viết “7 năm sau khi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh, năm 1425 nghĩa quân Lam Sơn đánh các thành Tân Bình, Thuận Hóa để thu phục nhân dân” thế là Tân Bình, Thuận Hóa lại thuộc về ta. Năm 1471,khi dẫn binh đi bình Chăm mở nước vua Lê Thánh Tông sai” phát thóc kho Thuận Hóa làm gạo” như vậy có khả năng trước năm 1425 đây vẫn còn chức năng là thành Hóa Châu và đến năm 1471 thành Hóa Châu Là kho chứa lương thực của triều đình vì vậy các vị tiền bối mới đặt tên là Kho.

III/ Hiện trạng Thành Hó Châu hiện nay

Trên cơ sở thực địa cho thấy thành Hóa Châu có hai vòng thành, thành ngoại và thành nội. Tuy cả hai vòng thành đều đã trở thành hai vòng nghĩa địa nhưng chúng ta vẫn nhận thấy rất rõ ràng vòng thành ngoại địa hình của thành đặt trên một vị trí tự nhiên không có tính quy hoạch phụ thuộc vào vùng đất và kênh rạch để xây dựng nên lũy thành.

1/ Vòng Thành Ngoại

Lũy thành phía bắc dài 1920m kéo dài từ hướng đông sang tây còn khá nguyên vẹn, lũy thành này có hai cửa thành để lộ rất rõ. Một cửa ở phía tây bắc và một cửa ở phía đông bắc, cả hai đều quay ra hướng phá Tam Giang.

Lũy thành phía nam dái 1890m kéo dài theo hướng đông tây, hiên trạng của lũy thành này có nhiều đoạn bị sụt lỡ do con sông Tiền Thành xói mòn, nhưng nhìn trên thực địa chúng ta có thể thấy rõ hình dáng lũy thành này. Trên lũy thành có một cửa thành ở phía tây nam, cửa này đi từ ngã ba Sình vào nhánh sông nhỏ làng An Thành là đến cửa.

Lũy thành phía tây dài 590m rãi dài theo sông Tây Thành, trên lũy thành phía tây có một cửa dây cũng là cửa duy nhất bằng đường bộ để vào thành.

Lũy thành phía đông dài 570m rãi dài từ góc sông Tiền Thành đến sông Thành Trung và dọc theo con kênh cho đến góc thành phía bắc trên lũy thành này có một cửa đi từ phá Tam Giang vào thành.

2/Vòng Thành Nội

 Vòng Thành Nội không còn nguyên vẹn chỉ còn lại hai đoạn thành: lũy thành phía tây dài 160m, lũy thành phía nam vuông góc với lũy thành phía tây dài 300m đến chùa Thành Trung thì bị mất dạng.

Dấu vết của cửa Thành nội không có vết tích để lại, hiện nay chưa xác định được cửa vào thành nội là bao nhiêu cửa và vòng thành nội có bao nhiêu lũy vãn chưa có nhà khoa học lịch sử, khảo cổ học nào xác định.

IV/ Kết luận

Giống như các địa danh khác mổi địa danh đều mang cho mình một cái tên mà nó liên quan đến một dấu ấn nào đó trong thời gian lịch sử có thể đây là những địa danh mà các bậc tiền bối nhắc nhở chúng ta ghi nhớ những gì còn lại của một ngôi thành cổ mà nó một thời là nơi trung tâm kinh tế chính trị phát trtieenr mạnh mẽ của thời đó, cho đến bây giờ nó không còn nguyên vẹn, nhưng chúng ta dã tự hào trong lòng đất của Quảng Điền một thời Hóa Châu là phên dậu vững chắc của Đại Việt và nó cũng là nơi đặt nền móng cho việc mở mang bờ cõi vào phía nam của chúng ta, những chiến công lừng lẫy của Hóa Châu, trong đó có sự đóng góp của nhân dân huyện Trà Kệ, Đan Điền thời đó.

Hiện trạng đã bị xóa đi những gì đã có được nhưng lịch sử không thể phủ nhận Hóa Châu năm 1306 mà Huyền Trân công chúa đã đem về cho Đai Việt hai châu Ô, Rí.

Một điều mà làm cho chúng ta ai cũng phải nuối tiếc là một “ngôi thành cao trăm trĩ” là nơi đặc “Nha môn học đô Thừa Phủ của phủ Triệu Phong” “còn như Nha thự hiến ti, phủ huyện, vệ sở đều nối liền nhau hai bờ tả hữu” cho đến bây giờ không còn một vết tích gì để lại, có lẽ dưới lòng đất Hóa Châu là một kho tang văn hóa, mà các nhà khảo cổ học cho là những đều bí ẩn chưa tim ra lời giải.

Vì vậy chúng ta mọi người đều phải có trách nhiệm  giữ gìn những gì hiện có bảo vệ lòng đất Hóa Châu không sớm thì muộn rồi sẽ có lời giải đáp.

(Đào Lý)- 10/7/2011
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.010.865
Truy cập hiện tại 529